VII. SỨC KHOẺ
1. Các từ ngữ
a. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện, tập thể dục, chơi thể thao, đá bóng, chơi bóng chuyền, chơi bóng bàn, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đi bộ, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, nghỉ mát, an dưỡng, du lịch,…
b. Chỉ đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vỡ, cường tráng, lực lưỡng, săn chắc, cân đối, dẻo dai,…
2. Một số môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bống rổ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bơI, đẩy tạ, bắn súng, đấu vật, đấu kiếm, đua ngựa, quyền anh,…
IX. CÁI ĐẸP
1. Các từ ngữ :
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, xinh tươi, đẹp, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha, tươi tắn,…
b. Thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thuỳ mị, hiền dịu, hiền hậu, nết na, dịu dàng, đằm thắm, đôn hậu, chân tình, chất phác, chân thành, thẳng thắn, cương trực, quả cảm, cao thượng,…
c. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tuơi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ,…
d. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: diễm lệ, xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha,…
2. Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu,tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, như tiên, không bút nào tả nổi, không tưởng tượng nổi,…
3. Các thành ngữ, tục ngữ,ca dao trong chủ điểm :
Cái nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc.
Chữ như gà bới: ( Chữ như cua bò sàng): Chữ viết quá xấu, không thành chữ.
Đẹp người đẹp nết: Ngườibề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.
Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.
Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.
Xấu người đẹp nết: Người bề ngoài xấu nhưng tâm tính tốt.
X. DŨNG CẢM
1. Những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm
a.Những từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm,…
b.Những từ trái nghĩa với dũng cảm: hèn nhát, nhát, nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược…
2. Thành ngữ nói về lòng dũng cảm: Vào sinh ra tử; Gan vàng dạ sắt.
XI. DU LỊCH – THÁM HIỂM
1. Những từ ngữ liên quan đén hoạt động du lịch:
a. Đồ ding cần thiết cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, dụng cụ thể thao, quần áo bơI, đồ ăn, nước uống, thiết bị nghe nhìn,….
b. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, máy bay, ô tô, xe buýt, bến xe, vé xe, vé tàu, xe máy, xe đạp…
c. Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch: khách sạn, nhà nghỉ, phòng nghỉ, hướng dẫn viên, công ti du lịch, tua du lịch
d. Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãI biển, hồ, núi, thác nước, công viên, đền, chùa, bảo tàng..
2. Những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm
a. Đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm:la bàn, lều trại, nhà bạt, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, vũ khí…
b. Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua:bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, đói, khát,…
c. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: kiên trì, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát, khoẻ mạnh, sáng tạo, tò mò, thích khám phá, không sợ nguy hiểm,…
3. Thành ngữ nói về du lịch-thám hiểm: Trăm nghe không bằng một thấy; Đi một ngày đàng học một sàng khôn...