Từ xưa đến nay, ý nghĩa của lời dạy trên vẫn còn nguyên giá trị và trở nên cần thiết đối với học sinh ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc chào hỏi, lễ nghĩa ở một số bộ phận học sinh đã bị buông lỏng khiến cho nhiều học sinh đã ít nhiều thờ ơ, không quan tâm đến việc chào hỏi người lớn tuổi, chào hỏi thầy cô mỗi khi gặp ở trường hay bên ngoài nhà trường. Trong những năm gần đây, nhà trường vẫn luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh, coi đây là yếu tố quan trọng trong giáo dục học sinh. Từ những việc nhỏ như lời chào hỏi, cách đi đứng, ăn mặc, nói năng lễ phép sẽ góp phần hình thành và rèn cho cá nhân mỗi học sinh một nhân cách tốt, sự thanh lịch trong một trường học thân thiện.
Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là hiện nay nhiều học sinh không thực hiện việc chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, gặp thầy cô. Có học sinh chỉ chào thầy cô dạy mình còn thầy cô không dạy thì coi như không quen biết dù có thể gặp nhiều lần ở hành lang hay sân trường. Có học sinh khi gặp các thầy cô giáo ở trường khác về công tác tại trường mình cũng không chào hỏi vì trong suy nghĩ của các em, các thầy cô trường khác không hề dạy mình, hoàn toàn xa lạ nên không cần phải chào hỏi. Mặc dù được nhắc nhở và đưa vào nội quy nhà trường về chào hỏi, lễ phép đối với học sinh nhưng không ít học sinh đã thực hiện quy định này một cách chiếu lệ, qua quýt. Nhiều em coi việc chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi như một nghĩa vụ phải thực hiện để được đánh giá tốt trong quá trình học tập chứ không coi đó là sự xuất phát từ tình cảm, tấm lòng, lễ nghĩa của mình với thầy cô. Vì thế, nhiều kiểu chào chỏng lỏn, không chủ ngữ vẫn thường diễn ra như cô ạ, thầy ạ…
Giáo dục sự lễ phép của học sinh thông qua việc chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi là một công việc quan trọng trong sự hình thành và rèn luyện nhân cách của học sinh. Vì vậy, trong công tác giáo dục đạo đức, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công việc này. Để mỗi học sinh thực sự là những học sinh ngoan, lễ phép với cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi, nhà trường đã đưa yếu tố này vào tiêu chí đầu tiên mang tính quy định trong rèn luyện đạo đức của học sinh, trong nội quy nhà trường.
Việc chào hỏi, lễ phép của học sinh tuy là một việc nhỏ trong nhân cách, đạo đức của các em nhưng lại vô cùng quan trọng, nó vừa thể hiện nhân cách, đạo đức của học sinh là biết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, vừa thể hiện sự “Tôn sư trọng đạo” của mỗi học sinh.
Hình ảnh của các khối lớp trong tiết sinh hoạt đầu tuần:
Khối 1
Khối 1
Khối 2
Khối 2
Khối 3
Khối 3
Khối 4
Khối 4
Khối 5
Khối 5
Video sinh hoạt đầu tuần: