Một số biện pháp trong giảng dạy Thể Dục
Dạy học thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục giáo dưỡng cho thế hệ trẻ, để các em có được những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe … đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bộ môn giáo dục thể chất trong trường tiểu học là bộ môn nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lý các tố chất thể lực góp phần đào tạo thế hệ thanh thiếu niên thành những người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần , trong sáng về đạo đức .
Biện pháp 1: Giải thích kỹ thuật
-Trong giải thích kỹ thuật TDTT việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được từng phần kỹ thuật động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật; thường khi mô tả phải phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
- Lời giải thích của giáo viên phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong tập luyện, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của GV có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện.
Biện pháp 2: Thực hiện khẩu lệnh
- Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo.
VD khi hô động tác “vươn thở”, GV dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác vươn thở…… chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập.
- Khẩu lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ dể học sinh chuẩn bị khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi. Xong, đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều gây căng thẳng trong tiết học.
Biện pháp 3: Làm mẫu
Khi làm mẫu giáo viên phải thể hiện đúng. Khi dạy những động tác mới và khó GV có thể làm mẫu 2-3 lần. Lần đầu làm mẫu hoàn chỉnh động tác với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm cơ bản với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần hai cố gắng thực hiện chậm. Đối với động tác khó GV có thể vừa làm động tác vừa nói để gây sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần thứ ba như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh chính xác.
Ví dụ : Khi dạy đến phần tự chọn: “Đá cầu”. Trước khi dạy đá cầu các em phải tập những động tác bổ trợ bên ngoài như: nâng cao đùi, đá má trong , đá má ngoài, xoay các khớp đặc biệt là khớp hông hai bên sau đó các em mới làm quen với cầu bằng cách tâng cầu bằng lòng bàn tay , bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân. Trong quá trình tâng cầu, GV có thể cho thi đua giữa cá nhân để các em phấn đấu tâng được nhiều hơn hoăc GV cho HS tâng cầu cá nhân trong khoảng thời gian nhất định nào đó để tính số quả cầu tâng được.
Trong quá trình giảng dạy phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương, khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.
Tăng cường đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo nhóm để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau, kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực trong học tập.
Đối với học sinh tiểu học các em còn nhỏ và tính kiên trì tập luyện chưa cao nên đòi hỏi người GV phải mềm mỏng, tạo sự gần gũi đối với học sinh. Sự hướng dẫn thật tỉ mỉ của GV làm cho học sinh yêu thích môn học của mình và học sinh cảm thấy thoải mái sau mỗi giờ học thể dục.
*Tóm lại: để các em học tốt môn thể dục trong trường tiểu học giáo viên cần:
+ Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.
+ Sân bãi phải sạch và không có chướng ngại vật.
+ Dụng cụ tập luyện phải đầy đủ như: tranh ,ảnh, dây nhảy, cầu….
+ Giáo viên nêu tác dụng của việc học thể dục cho học sinh.
+ Hướng dẫn động tác rõ ràng ,chính xác.
+ Giáo viên làm mẫu , phân tích kỹ thuật động tác.
+ HS lên tập thử, lớp quan sát nhận xét, tuyên dương.
+ GV quan sát, giúp đỡ học sinh thực hiện chưa đúng.
+ Chia nhóm tập luyện theo khu vực.
Đối với học sinh, để học tốt môn thể dục cần:
+ Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho.
+ Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như vui chơi.
+ Tập luyện ở nhà hàng ngày vào buổi sáng để hình thành thói quen tập luyện nâng cao kỹ thuật động tác.
+ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và của chính mình.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi , thi đấu do nhà trường tổ chức.
+ Các em cần có trang phục để tập luyện thoải mái.
Đối với phụ huynh học sinh:
+ Cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các em để các em có đủ sức khỏe tập luyện hàng ngày.
+ Chuẩn bị trang phục, dụng cụ thể dục cho các em.
+ Thường xuyên nhắc nhở các em tập ở nhà những bài tập đã được học ở trường để rèn luyện sức khỏe.
+ Thường xuyên liên lạc với giáo viên để biết được tình hình cũng như thời gian học của các em.