Phòng chống tai nạn thương tích
Phòng chống tai nạn thương tích có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động.
- Phương pháp phòng ngừa chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, có nghĩa là hiệu quả của việc phòng ngừa phụ thuộc vào bản thân đối tượng cần được bảo vệ có sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừa hay không. Mục đích của các biện pháp phòng ngừa là làm thay đổi hành vi của cá nhân cần được bảo vệ như yêu cầu mọi người phải thực hiện các nội quy về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô...
- Phương pháp phòng ngừa thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của cá nhân cần được bảo vệ, tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ. Mục đích của biện pháp phòng ngừa thụ động là thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô.
Các cấp độ dự phòng tai nạn thương tích
Căn cứ vào toàn bộ quá trình xảy ra tai nạn thương tích kể từ trước khi tiếp xúc, trong lúc tiếp xúc cho đến sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ; có thể phân chia thành ba cấp độ dự phòng:
Dự phòng cấp 1 là dự phòng trước khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại nạn thương tích.
Các biện pháp dự phòng ban đầu có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao...
Dự phòng cấp 2 là dự phòng trong khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.
Dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương tích xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm thiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện pháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức năng của cơ thể.
Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích cần phải căn cứ vào các loại hình, nguyên nhân gây nên cũng như thực hiện các cấp độ dự phòng một cách có hiệu quả.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tố các biện pháp phòng ngừa.
- Phòng ngã:
+ Không chạy nhảy,đùa nghịch; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc,nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ,
+ Không tụ tập trước cổng trường
- Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….
- Phòng tránh đuối nước:
+ Không tắm sông, ao,hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn…
- Phòng tránh điện giật:
+ Thực hiện an toàn để đảm bảo.
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn:Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….