♀️
Bản thân ngôn ngữ đã mang trong mình nhiều sức mạnh, đặc biệt hơn là
trong những cuộc hội thoại giữa cha mẹ và con cái. Những thứ một đứa trẻ
nghe từ cha mẹ chúng có thể sẽ đọng lại trong ký ức mãi mãi. Ngôn ngữ
của tình yêu sẽ trở thành động lực dẫn lối các con trong tương lai, giúp
chúng trở thành những người tốt hơn. Trong khi đó, ngôn ngữ của sự giận
dữ và thiếu tin tưởng sẽ khiến chúng sống trong trạng thái ngờ vực suốt
cuộc đời.
Sau đây là 12 câu nói mà phụ huynh đôi
khi không ngờ sẽ làm trẻ cảm thấy bất an và gây tổn thương cho chúng.
Bên cạnh đó là những gợi ý cho những câu mà các bậc cha mẹ nên dùng thay
thế.
1. "Để mẹ/bố yên!"
Nếu
bạn thường xuyên từ chối con, các bạn nhỏ sẽ sớm hình thành suy nghĩ
rằng mình sẽ chẳng thể chia sẻ điều gì với bố mẹ, bởi họ lúc nào cũng
bận bịu với bao việc khác.
Nếu bạn thờ ơ khi con
còn nhỏ, lớn lên trẻ sẽ có xu hướng sẽ ít chia sẻ những cảm xúc và suy
nghĩ của mình với bố mẹ. Nếu không thể cho con bạn chút thời gian ngay
bây giờ, hãy xin con vài phút để bạn hoàn thành công việc đang làm và
quay lại, trò chuyện với chúng sau.
2. "Mẹ/bố quá xấu hổ vì con!"
Con bạn còn quá nhỏ để hiểu "xấu hổ" thực sự là gì. Câu cảm thán này thực chất không giúp trẻ hiểu ra chúng đã làm sai điều gì.
Thay
vì bày tỏ sự bất lực trước những việc làm chưa đúng của con, hãy cố
gắng giải thích cho con bạn hiểu chúng đã hành động sau như thế nào và
chỉ ra cách sửa chữa trong tương lai.
3. "Bằng tuổi con bố/mẹ không bao giờ làm thế!"
Mỗi
đứa trẻ đều phát triển một cách khác nhau và việc so sánh chúng với một
đứa trẻ khác, kể cả đó là bạn hồi nhỏ đi chăng nữa, cũng không phải là
cách hay.
Thay vào đó, hay thử dạy chúng cách làm mà chúng không biết, nói với chúng rằng "Để bố dạy con...".
4. "Bố/mẹ quá thất vọng vì con!"
Câu
nói này nghe rất giống "Con làm cho bố/mẹ vô cùng thất vọng", và thực
sự nó có thể khiến những đứa trẻ cảm thấy mất đi sự kỳ vọng từ cha mẹ.
Thay
vì vậy hãy đi thẳng vào vấn đề, nói cho con bạn biết điểm chưa được của
chúng ở đâu để lần sau chúng có thể khắc phục và tiến bộ hơn.
5. "Ngừng khóc ngay cho bố/mẹ!"
Khóc
là phản ứng rất bình thường, kể cả khi lý do khiến con khóc chẳng hề
quan trọng đối với bạn. Bằng việc yêu cầu con đừng khóc, bạn đang vô
tình khiến con cảm thấy cảm xúc của chúng có chút giá trị nào với bố
mẹ.
Trong tình huống này, hãy thể hiện rằng bạn có
quan tâm và bạn muốn giúp đỡ chúng. Thay vì yêu cầu con ngừng khóc,
hãy hỏi chúng chuyện gì đã xảy ra, hay điều gì làm chúng đau buồn đến
thế.
6. "Không có tráng miệng cho đến khi con ăn xong bữa tối đâu!"
Thay vào đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng với con: "Đầu tiên, chúng ta ăn súp, sau đó, chúng ta sẽ ăn tráng miệng nhé!".
Bằng
cách thay đổi thứ tự và thái độ của câu nói, trẻ sẽ ngoan ngoãn ăn từ
món chính đến món tráng miệng mà không một lời than vãn.
7. "Khẩn trương lên!"
Thay
vì ra lệnh cho con làm điều bạn muốn hãy nói với chúng: "Nhanh lên nào
con…" hoặc "Thi xem ai là người xỏ giày nhanh hơn nhé!". Những câu nói
này sẽ mang tính khích lệ trẻ nhiều hơn là ra lệnh, giúp trẻ bớt áp lực
và thực hiện nhanh hơn.
8. "Con làm tốt lắm!"
Chắc
hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi câu khen này lại nằm trong danh sách
“có hại” cho trẻ. Lý do là bởi việc khen ngợi chung chung bất cứ điều gì
sẽ khiến mỗi lần tán dương như cơm bữa của bố mẹ trở nên vô nghĩa.
Thay
vào đó, hãy khen ngợi vào thành tích cụ thể của con. Ví dụ như "con xếp
hình nhanh quá!", “bức tranh con vẽ rất đẹp, bầu trời xanh rất hài hoà”
hay "con chắc chắn cảm thấy tự hào vì kết quả tổng kết lắm đúng
không!". Việc khen ngợi vào một việc cụ thể sẽ giúp trẻ có ý thực tự
đánh giá bản thân và tự hào vì những thứ chúng tự làm được.
9. "Chúng ta sẽ nói chuyện sau khi bố con trở về nhà!".
Hoặc
“khi mẹ con trở về nhà”. Đây là câu nói nhiều bậc bố mẹ sử dụng khi con
trẻ phạm phải một lỗi sai nào đó, bố hoặc mẹ sẽ "đá bóng" trách nhiệm
dạy con cho người còn lại. Tuy nhiên, chờ đến khi bố hoặc mẹ về đến nhà
xử lý thì đôi khi trẻ đã quên mất mình vừa gây ra lỗi gì rồi.
Hơn
nữa, việc này làm thay đổi cách nhìn nhận của bố và mẹ trong gia đình.
Nếu bố là người chúng sợ hơn thì mẹ lại không có tiếng nói, hoặc ngược
lại.
Trong trường hợp này, hãy ngay lập tức nói cho
con rằng: "Đừng bao giờ làm như thế nữa. Việc con làm khiến mẹ (bố) rất
buồn bởi vì…(lý do)". Hãy tự tin dạy con mà không cần chờ chồng hoặc vợ
bạn xuất hiện.
10. "Ngày hôm nay của con thế nào?"
Dù
không phải là câu nói mang tính sát thương, không làm ảnh hưởng đến
tinh thần của trẻ, nhưng nó lại không có tác dụng giúp trẻ phát triển kỹ
năng tường thuật cũng như khả năng bày tỏ cảm xúc. Đa phần các câu trả
lời của trẻ thường không quá hai chữ.
Nếu bạn thực
sự muốn biết hôm nay con bạn có một ngày học tập thế nào, hay hỏi chúng
cụ thể hơn, như: "Hôm nay điều gì khiến con vui nhất?". Chắc chắn, chúng
sẽ kể cho bạn thật tỉ mỉ từng chi tiết buổi đến trường đấy!
11. "Không có gì phải lo lắng đâu!"
Nói
như thế cũng không khiến con bạn giảm bớt lo lắng được. Và thêm một lần
nữa, câu nói này khiến con bạn cảm thấy cảm xúc của chúng chẳng có giá
trị gì. Hãy đồng cảm với con, đối mặt với nỗi sợ hãi, bàn luận về nguyên
nhân dẫn khiến con bạn trở nên thế và cùng chúng giải quyết.
12. "Con phải tắt ti vi đi vì bố/mẹ đã nói rồi!".
Câu
nói này không làm cho trẻ hiểu tại sao chúng phải tắt ti vi và bắt đầu
làm bài tập về nhà, chỉ đơn giản vì bạn muốn chúng làm vậy mà thôi.
Ngoài ra, câu nói này còn khiến chúng cảm thấy mình không có chút quyền
lợi nào, và bố mẹ chúng luôn là người điều khiển mọi thứ.
Thay
vì ra lệnh, bắt trẻ tuân thủ mọi kỷ luật của bạn, hãy cố gắng giải
thích ngắn gọn cho con lý do chúng phải làm những yêu cầu của bạn một
cách thấu tình đạt lý nhé.