Chúng ta cần phải hợp tác trong việc tạo dựng và chia sẻ các giải pháp để tạo dựng, khôi phục lại vai trò của học sinh từ vai trò của một khách hàng trong dịch vụ giáo dục sang vị trí đối tác của nhà trường và giáo viên trong việc tạo dựng một cộng đồng nhà trường thực sự sống động.
Trong công việc lãnh đạo trường học, tôi đã nói chuyện với rất nhiều các hiệu trưởng, các tổ trưởng bộ môn đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước. Tôi nhận ra rằng con người đều quan tâm đến việc làm sao để tạo dựng một môi trường học tập an toàn hơn với nhiều sự hỗ trợ, lôi cuốn sự tham gia và khơi dậy được nguồn cảm hứng để học tập.
Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với một thách thức to lớn là sự thiếu hợp tác của người học. Một cách đơn giản đó là việc trẻ không muốn đến trường. Và khi điều này xảy ra họ phải lựa chọn giữa bỏ cuộc và tiếp tục nỗ lực hơn để tìm cách hỗ trợ học sinh. Một nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng 24% học sinh lớp 5 không cảm thấy lôi cuốn vào việc học. Con số này lên đến 39% (THCS) và 56% (THPT) (con số 56% này chưa bao gồm những học sinh đã bỏ học)
- Hãy bắt đầu với những người lớn
Những người lớn không thể cho học sinh những trải nghiệm mà họ không có vì vậy người lớn cần tham gia và có những trải nghiệm phù hợp cùng với trẻ từ đó tạo ra sự đồng cảm và mối liên kết với người khác và với học sinh. Họ cũng cần phải hiểu về những nền tảng của kiến thức và kĩ năng và thấy rằng nó là một quá trình để học.
Một cách hiệu quả để bắt đầu quá trình này là tạo nên sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn mà người học gặp phải, bằng cách nhớ về những trải nghiệm thời đi học của bản thân và đặt mình vào vị trí của học trò đồng thời nhớ về những thử thách khó khăn mà họ đã vượt qua từ thời trung học. Trong các hoạt động phát triển chuyên môn dành cho giáo viên, các tổ bộ môn và hiệu trưởng có thể làm việc theo nhóm 3 người và chia sẻ những gì họ nghĩ về các vấn đề sau…
- Một kỉ niệm, một sự kiện mà bạn nhớ được về quãng thời gian đi học trong đó bạn có cảm giác gắn kết với các bạn trong lớp của mình
- Hãy nhớ về những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy mình bị cô lập trong lớp học?
- Hãy nghĩ về một ai đó – có thể là thầy cô hoặc bạn bè đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, những người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, làm thay đổi cuộc đời bạn
Trong khoảng 10 phút, căn phòng sẽ rộn lên những âm thanh của cuộc thảo luận về những trải nghiệm của sự kết nối và sự cô lập. Các tổ bộ môn trong trường và các giáo viên sẽ bắt đầu tập trung vào một ai đó nổi bật và phân tích rõ những trải nghiệm vui, buồn mà họ đã trải qua. Dưới đây là một vài những suy ngẫm mà tôi thường xuyên nghe thấy trong các hoạt động: Không ai thực sự biết tôi là ai, chưa có ai hỏi tôi rằng tôi đang có gì đó không ổn, tại sao chúng ta không thể tạo ra những không gian trong lớp học nơi mà học sinh cảm thấy được kết nối?
Khi các lãnh đạo của trường khuyến khích đưa ra các câu hỏi để nắm được những thông tin về cảm xúc về những gì diễn ra trong trường. Vào năm 2015 trung tâm nghiên cứu trí tuệ cảm xúc Yale đã khảo sát 22000 học sinh bậc trung học phổ thông với câu hỏi được hỏi là bạn cảm thấy như thế nào ở trường? Kết quả là xấp xỉ 75% những từ được sử dụng là ngôn ngữ tiêu cực bao gồm: mệt mỏi, chán nản, nhạt tẻ, cô đơn, thất vọng….
- Mỗi học sinh là một nhà lãnh đạo
Làm thế nào để có thể tham gia sự lôi cuốn của học sinh? Trường học cần phải phát huy khả năng lãnh đạo của mỗi học sinh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ bộ môn, các giáo viên để khiến cho trường học trở nên an toàn, lôi cuốn và thoát khỏi sự nhàm chán và cô đơn.
Phát triển học sinh khả năng lãnh đạo, động viên khuyến khích chúng giúp đỡ các bạn trong việc tham gia các hoạt động, tạo dựng những mối quan hệ sâu sắc giữa học sinh với nhau. Khiến cho học sinh luôn quan tâm đến nhau mỗi khi chúng đi lại, di chuyển qua hành lang, trong bữa ăn, trước và sau giờ học và trong suốt cả ngày ở trường. Chúng tham gia và có những trải nghiệm phù hợp cùng nhau. Chúng ta biết rằng các phương pháp này sẽ tạo nên những chuyển biến lớn trong kết quả học tập, sự tham gia, điểm số và giảm thiểu các vấn đề về hành vi.
- Tất cả các ý tưởng đều hợp lý, những người lãnh đạo luôn đa dạng về phong cách
Các trường học nên xóa bỏ hình ảnh về một kiểu lãnh đạo duy nhất. Khuyến khích sự đa dạng về phong cách lãnh đạo và khuyến khích khả năng lãnh đạo của học sinh trong quá trình học tập, hướng dẫn học tập. Trên cơ sở đó tạo nên các nhóm trong đó từng cá nhân học sinh được tôn trọng và được chấp nhận. Ví dụ:
- Khuyến khích học sinh phát huy khả năng lãnh đạo trong quá trình học tập, hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho các bạn cùng lớp hoặc các học sinh lớp dưới, xây dựng và nuôi dưỡng một môi trường học tập cởi mở.
- Sự tham gia của các gia đình trở thành một nhân tố hiệu quả cho sự phát triển của trẻ ở trường, giúp đỡ các gia đình cải thiện sự quan tâm chăm sóc lành mạnh đối với học sinh.
- Tổ chức các cuộc họp với học sinh, phụ huynh, nhân viên nhà trường cùng nhau phân tích kết quả học tập, các trạng thái cảm xúc, sự tôn trọng, tính độc lập tự chủ để mỗi thành viên đều có cơ hội tham gia đóng góp cho việc tạo dựng cộng đồng trường học.
- Khuyến khích học sinh trong các công việc hằng ngày để biến trường học trở thành nơi mà học sinh muốn tham gia
Tất cả học sinh có thể dành một phần thời gian trong vai trò của một người lãnh đạo. Cũng không nhất thiết phải có sự tham gia của tất cả học sinh mà có thể là hội đồng học sinh, làm biên tập cho tạp chí của nhà trường nhưng hầu hết học sinh có thể trở thành trợ giảng cho lớp học, đại sứ học tập hoặc là người hướng dẫn cho các học sinh lớp dưới hoặc là những người chào đón những học sinh mới tham gia vào cộng đồng nhà trường hoặc là thành viên của hội đồng cam kết trong việc thực hiện các nội quy trường học – bao gồm cả việc giám sát các hành vi bạo lực, sử dụng rượu hoặc thuốc phiện trong trường…
Thúc đẩy học sinh phát huy tiềm năng lãnh đạo là một chiến thuật hiệu quả với phương châm phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Nó biến trường học trở thành nơi mà thực sự trẻ muốn thuộc về. Chúng ta cần phải hợp tác trong việc tạo dựng và chia sẻ các giải pháp để tạo dựng, khôi phục lại vai trò của học sinh từ vai trò của một khách hàng trong dịch vụ giáo dục sang vị trí đối tác của nhà trường và giáo viên trong việc tạo dựng một cộng đồng nhà trường thực sự sống động.
Nguồn: www.edutopia.org