Các bậc cha mẹ hiện nay luôn đau đầu suy nghĩ, băn khoăn không biết làm thế nào để trở thành "bạn của con", để biết được những suy nghĩ, cảm xúc trong lòng con.
Cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau đều là mong muốn của mọi gia đình, nhưng điều đó cần sự nỗ lực lớn của cha mẹ. Đó không chỉ làm quan tâm, yêu thương mà còn là lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng con. Bài viết dưới đây, sẽ là những gợi ý để bố mẹ biết Làm thế nào để trở thành "bạn của con"?
Cha mẹ luôn muốn trở thành bạn của con
1. Dành một khoảng thời gian vui chơi và tâm sự cùng con
Nếu muốn trở thành người bạn của con thì cha mẹ phải như một người bạn thông thường, vui chơi, tâm sự với con từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Có thể chia sẻ với con những câu chuyện hàng ngày, tập lắng nghe những khúc mắc, nỗi niềm của con. Những câu chuyện mà bố mẹ coi như vớ vẩn, không có ý nghĩa nhưng lại là những thứ bé cảm thấy mới lạ, bỡ ngỡ và thú vị.
Hãy cùng vui chơi với con để tăng thêm sự thân thiết
Mỗi ngày dành một khoảng thời gian nhất định dù có bận rộn tới đâu, cha mẹ nên hỏi ngày hôm nay bé đã làm được những gì, gặp những ai, hãy để bé được nói, bày tỏ cảm xúc của mình thì sự gắn kết khăng khít giữa cha mẹ và con cái sẽ được cải thiện rõ.
2. Đặt con ngang bằng khi trò chuyện
Muốn gần gũi trở thành bạn của con, thì đồng nghĩa là bạn nên tự hạ mình, hoặc nâng con lên địa vị của người bề trên để con cái và cha mẹ đặt ở vị trí ngang hàng nhau. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để nói chuyện với con, cho con thấy được sự tôn trọng và muốn chơi với con.
Trò chuyện để tạo cảm giác muốn chơi với con
Không nên phán xét các con qua lăng kính của người lớn, của người từng trải. Các con chưa thể hiểu và nhìn thấu sự việc hay kết quả. Nếu cha mẹ luôn áp đặt con theo cách suy nghĩ của mình thì mọi cố gắng để dung hòa mối quan hệ sẽ trở nên đổ vỡ.
Đừng chỉ suốt ngày chê bai con không tốt, không giỏi, không bằng người này hay người kia. Đừng làm cho bé thêm tự ti và chán ghét bản thân của mình mà hãy tìm cách động viên và cải thiện tâm trạng.
3. Tạo những kỉ niệm đẹp cho con
Các bậc cha mẹ đều cố gắng làm việc và chắt bóp tiết kiệm với mục đích là để lại tài sản cho con, cho con được sống sung túc về vật chất. Hơn nữa, nhiều bố mẹ còn ép con học hành để tạo lập kiến thức và tương lai tươi sáng cho con mà quên đi những ngày kỉ niệm, tuổi thơ hồn nhiên đáng nhớ của con.
Gia đình cùng nhau hát sẽ là tạo nên một kỉ niệm đẹp cho bé
Những điều này không thể mua được bằng tiền và không có bất cứ thứ gì có thể thay thế được tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con. Hãy để sau này con khôn lớn, con bạn có cơ hội được hồi tưởng lại những kỉ niệm tươi đẹp thời ấu thơ và cảm nhận được tình thương của cha mẹ.
4. Thường xuyên âu yếm con
Khi con cái lớn lên thường ít gần gũi cha mẹ và cha mẹ cũng vì con đã lớn mà nghiêm khắc hơn, thưa dần đi những hành động tình cảm.
Bạn thường thơm má và âu yếm con khi bé dưới 5 tuổi nhưng khi bé đi học, những hành động thân thiết giảm dần và làm cho cha mẹ và con cái ít thân nhau hơn.
Những hành động thân mật như cái ôm của cha mẹ sẽ là nguồn động lực, tình cảm của của cha mẹ chứ không phải là sự nghiêm khắc hay răn đe.
5. Đừng cố gắng kiểm soát con
Một sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh hay làm là kiểm soát con gắt gao, áp đặt ý kiến của mình lên đầu các bé.
Hậu quả là các bé thấy sợ hãi và không bao giờ muốn mở lòng trước bố mẹ. Trong khi đó, những bậc cha mẹ ít kiểm soát con cái hơn thì được bé coi như là người bạn, các bé cũng tôn trọng sự cởi mởi từ bố mẹ.
Do đó, cần sự cân bằng giữa “quyền lực” làm cha mẹ với “người bạn tâm tình” của bé là điều cần thiết để trở thành người bạn tốt của con.