-
Hàng ngày trước khi trẻ đi học nói với trẻ, sau khi tan học trở về nhà
hãy kể cho cha mẹ nghe những gì đã học ở trên lớp trong ngày hôm đó. Cha
mẹ có thể mua cho trẻ một cái bảng đen, treo ở nhà. Trẻ rất sẵn lòng
làm giáo viên, đặc biệt là với học sinh lớp 1, lớp 2. Khi nghe trẻ giảng
bài cha mẹ phải thật sự nghiêm túc, phải đặt câu hỏi cho trẻ. Mang trên
mình nhiệm vụ đó để đi học nên trẻ sẽ nghiêm túc nghe cô giáo giảng bài
và làm theo ý của giáo viên. Nếu trẻ có chỗ nào không hiểu, trẻ sẽ biết
hỏi giáo viên vì về nhà trẻ phải giảng bài cho cha mẹ nghe.
Bước 2: Sắp xếp thời gian học cố định ⏱
-
Trẻ nên có thời gian học tập cố định. Việc học này không chỉ đề cập đến
những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn nhiều kiến thức khác thông
qua đọc sách. Thời gian này nên là khoảng thời gian cố định. Trong
khoảng thời gian này cha mẹ không nên làm phiền trẻ. Ưu điểm của việc
này là khiến cho trẻ hình thành phản xạ tâm lí. Mỗi ngày vào thời gian
cố định, ngồi vào bàn học, tâm lí yên lặng bước vào trạng thái học tập
dần dần sẽ trở thành thói quen.
Bước 3: Đặt mục tiêu học tập
-
Chú trọng đến ‘lượng” chứ không phải khoảng thời gian dài hay ngắn. Khá
nhiều phụ huynh khi sắp xếp thời gian học cho con thường quy định từ
mấy giờ đến mấy giờ. Nếu trẻ hoàn thành bài tập cô giáo giao, phụ huynh
sẽ giao thêm bài tập cho trẻ nói cách khác là để lấp đầy thời gian học.
Cách thức này ảnh hưởng đến sự nhiệt tình học tập của trẻ. Hãy thử tưởng
tượng nếu làm bài tập xong trước sẽ có thêm bài tập khác, thời gian của
trẻ do cha mẹ thụ động sắp xếp. Cách này giống như kiểu đi làm, mỗi
ngày làm đủ 8 tiếng, làm xong việc này thì còn phải làm tiếp việc khác.
Nếu không có phương pháp quản lí tốt sẽ tạo nên kiểu làm việc cẩu thả,
kéo dài. Nếu cha mẹ chỉ đặt nhiệm vụ cho trẻ, trong khoảng thời gian đó
trẻ tự sắp xếp để hoàn thành nhiệm vụ, trẻ sẽ cảm giác bản thân tự chủ
động, sẽ sử dụng thời gian rất tốt. Khoảng thời gian tiết kiệm còn lại
trẻ có thể đọc cuốn sách mà mình yêu thích.
Bước 4: Khoảng thời gian nghỉ ngơi
-
Trong lúc học, nghỉ ngơi không quá 10 phút và tốt nhất không rời khỏi
bàn học. Thời gian nghỉ quá dài, trừ khi đi uống nước hoặc đi vệ sinh,
với thời gian nghỉ dài có thể làm được việc khác như xem tivi, xem một
lúc đắm chìm vào nội dung chương trình tivi sẽ khiến trẻ quên đi việc
học. Hoặc là do bản thân không được xem tivi có cảm giác “bất bình”
“ghét” học.
Bước 5: Cho trẻ lời động viên
-
Suhomlinki từng nói: “Nếu bạn muốn trẻ chăm chỉ học tập, khiến trẻ cố
gắng hết sức để mang lại niềm vui cho cha mẹ thì bạn phải yêu thương,
bồi dưỡng và phát triển niềm tự hào về lao động của bản thân trẻ. Điều
đó có nghĩa là hãy để trẻ cảm nhận và trải nghiệm thành tích học tập của
trẻ. Đừng để trẻ thấy rằng do điểm kém của bài tập mà cứ chìm đắm trong
buồn chán, cảm giác bản thân là một người kém cỏi”. Năng lực học tập
của mỗi người có sự khác biệt nhưng họ sẽ đạt được thành quả thông qua
việc học tập. Tại sao những đứa trẻ học không tốt thường ghét học? Chính
là do thái độ của người khác, vì thành tích học tập của trẻ không tốt
nên trẻ phải chịu nhiều chỉ trích và phê bình. Học chỉ làm cho trẻ cảm
thấy đau khổ, làm cho trẻ phải chịu lời phê bình, chịu sự đổ lỗi, như
vậy tại sao trẻ lại thích học? Cho nên nếu con bạn không học giỏi đừng
để con bạn bị mất quá nhiều thứ từ việc này như thời gian chơi. Sự khẳng
định tình yêu thương từ cha mẹ, phần thưởng, lời động viên...như thế
mới khiến trẻ cảm thấy không ghét học, mới khiến trẻ tiến gần hơn đến
việc chủ động học tập. Đó không phải là ước mong của cha mẹ hay sao?