Sở
hữu những kỹ năng xã hội tốt sẽ giúp trẻ xây dựng được mối quan hệ tốt
với bạn bè và những người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. Theo một
nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khoẻ Cộng đồng Mỹ (the American
Journal of Public Health) năm 2015, kỹ năng xã hội và điều chỉnh cảm
xúc của trẻ ở những năm mẫu giáo chính là một trong những cơ sở quan
trọng nhất có thể dự đoán được thành công của con khi lớn lên.
Ngược
lại, khi thiếu đi những kỹ năng xã hội, trẻ có xu hướng phải đối mặt
với nhiều vấn đề khi dung hòa các mối quan hệ xã hội, dễ bị bắt nạt hay
vướng vào các tệ nạn xã hội. Các em không thể tự lập và thường phải dựa
vào sự giúp đỡ từ người khác. May mắn thay, kỹ năng xã hội hoàn toàn có
thể rèn luyện được. Không bao giờ là quá sớm để cha mẹ quan tâm và hướng
dẫn con các kỹ năng xã hội cần thiết, hay học cách giao tiếp với mọi
người xung quanh. Dưới đây là 7 kỹ năng xã hội quan trọng nhất mà trẻ
cần có, và một số gợi ý để cha mẹ có thể hỗ trợ giúp con nâng cao các kỹ
năng này ngay từ khi còn nhỏ.
𝟏. 𝐁𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐬𝐞̉
Khi
con sẵn sàng chia sẻ một món đồ chơi, hay món ăn con yêu thích cho bạn
bè, con sẽ dễ dàng kết bạn, cũng như duy trì tình bạn đó hơn. Theo một
nghiên cứu được công bố trong tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological
Science) năm 2010, trẻ từ lúc 2 tuổi đã có thể biết chia sẻ đồ chơi với
người khác, nhưng thường chỉ là khi con đã có rất nhiều đồ chơi.
Tuy
nhiên, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ thường chỉ ích kỷ nếu con thực
sự thích món đồ đó. Ví dụ, nếu con chỉ có một chiếc bánh duy nhất, con
có thể sẽ không thích chia cho ai, bởi điều đó cũng có nghĩa là con được
ăn ít hơn. Nhưng con sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi cho bạn nếu con không
còn hứng thú với món đồ chơi đó nữa.
Khi
lên 7 hoặc 8, hầu hết trẻ em lúc này đã ý thức được về sự công bằng và
biết chia sẻ nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ở độ tuổi này, trẻ đã
biết cảm nhận niềm vui tích cực từ sự chia sẻ: khi con sẵn sàng cho đi,
con sẽ thấy bản thân mình tốt hơn. Do vậy, dạy con biết sẻ chia cũng là
một cách để gia tăng sự tự tin cho con.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Thay
vì bắt con phải chia sẻ đồ chơi cho những đứa trẻ khác một cách miễn
cưỡng, hãy cố gắng biến tinh thần chia sẻ thành một thói quen thường
ngày. Khen ngợi con mỗi khi con chia sẻ cho ai đó, cũng như chỉ cho con
thấy được hành động chia sẻ có thể mang lại cảm xúc tích cực như thế
nào, Cha mẹ có thể nói những câu đơn giản như: “Giỏi lắm! Con đã chia
bánh cho em, mẹ nghĩ em sẽ vui lắm đấy. Đây là một việc tốt đúng không
con.”
2. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙩𝙖́𝙘
Hợp
tác, tức là cùng nhau làm việc để đạt được một điều gì đó. Những đứa
trẻ biết hợp tác thường rất sẵn sàng đóng góp, tham gia các hoạt động
chung và giúp đỡ người khác.
Hợp
tác là kỹ năng vô cùng quan trọng để có thể hoà nhập với cộng đồng. Dù
còn nhỏ, trẻ vẫn sẽ phải biết hợp tác với các bạn trong lớp học, hay
trên sân chơi. Dĩ nhiên, kỹ năng hợp tác cũng quan trọng với cả người
lớn. Hầu hết các công ty ngày nay đều yêu cầu nhân viên của mình phải có
kỹ năng làm việc nhóm tốt. Khả năng hợp tác cũng chính là chìa khoá
quan trọng đối với các mối quan hệ xã hội. Khi lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có
thể bắt đầu hợp tác với các bạn để cùng nhau đạt được mục đích chung.
Đối với trẻ con, kỹ năng hợp tác có thể thể hiện khi các con cố gắng
cùng nhau xây một toà tháp bằng đồ chơi, hay cùng tham gia các trò chơi
hoạt động nhóm.
Một số
đứa trẻ thích giành các vị trí chỉ huy, hoặc số khác thích được lắng
nghe và làm theo mọi người hơn. Dù là cách nào, thì việc tham gia vào
các hoạt động nhóm cũng là một cơ hội tốt để các con có thể hiểu rõ hơn
về bản thân mình.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Hãy
nói với con về tầm quan trọng của tinh thần làm việc nhóm, cũng như chỉ
cho con thấy nhiều người cùng làm có thể mang lại kết quả lớn hơn như
thế nào. Cha mẹ cũng có thể tạo ra các hoạt động gia đình để cả nhà cùng
tham gia. Bằng cách giao cho mỗi người một việc khi nấu một bữa ăn,
chuẩn bị một bữa tiệc, trẻ có thể nhận ra sức mạnh của sự hợp tác, cũng
như vai trò của từng người trong một tập thể.
3. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙡𝙖̆́𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙝𝙚
Lắng
nghe không có nghĩa là phải luôn luôn im lặng – mà là thực sự thấu hiểu
và đồng cảm khi người khác trò chuyện. Kỹ năng lắng nghe cũng là một
phần quan trọng để có thể giao tiếp lành mạnh.
Kỹ
năng lắng nghe cũng có thể giúp trẻ học tốt hơn khi con biết tập trung
nghe lời thầy cô giảng ở trường. Tiếp nhận thông tin, ghi chú và suy
nghĩ về những thứ đã nghe được, học được cũng là một kỹ năng quan trọng
để con thành công khi đến trường.
Kỹ
năng lắng nghe cũng thật sự cần thiết để trẻ lớn lên trở thành một
người bạn tốt, một nhân viên tốt, một người sếp tốt và là người bạn đời
tốt. Ngày nay, ở thời đại số, lắng nghe lại trở thành một kỹ năng khó
học hơn bao giờ hết, khi người ta có thói quen nhìn chăm chăm vào màn
hình điện thoại khi đang trò chuyện.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Khi
đọc sách cho trẻ, cha mẹ có thể thỉnh thoảng ngưng lại và hỏi con có
nghe kịp không, nghe tới đâu rồi. “Kể lại cho mẹ nghe câu chuyện đã diễn
biến đến đâu rồi nhé.” Giúp con nhắc lại nếu có chỗ nào con không nhớ
và khuyến khích con hãy tiếp tục lắng nghe phần sau của câu chuyện. Bên
cạnh đó, cố gắng dạy con thói quen không ngắt lời khi người khác đang
nói.
4. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙣𝙜𝙝𝙚 𝙡𝙤̛̀𝙞
Cha
mẹ sẽ gặp không ít khó khăn với những đứa trẻ không biết nghe lời. Từ
những vấn đề đơn giản như không làm bài tập, cư xử hỗn xược, trẻ không
biết nghe lời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phụ
huynh nên dạy con tập thái độ biết nghe lời, và làm theo lời bố mẹ, dù
là những việc nhỏ như dọn dẹp phòng học, hay nhắc nhở con học hành chăm
chỉ hơn. Tuy nhiên, trước khi kỳ vọng trẻ có thể nghe lời mình, cha mẹ
cũng cần học cách làm thế nào nói chuyện, đưa ra những mệnh lệnh một
cách hợp lí.
Ví dụ, đối
với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên đưa ra quá nhiều mệnh lệnh cùng một lúc.
Thay vì nói: “Cất giày của con vào chỗ, để sách lên kệ và rửa tay đi
nào,” hãy đợi đến khi con cất giày xong trước khi đưa ra mệnh lệnh tiếp
theo.
Một lỗi khác mà cha mẹ nên tránh là đưa ra
mệnh lệnh dưới dạng câu hỏi. Việc hỏi con những câu như “Con có nhặt đồ
chơi của mình lên không?” cũng đồng nghĩa với việc con có thể lựa chọn
nói “không”. Mỗi khi đưa ra cho con một mệnh lệnh nào đó, cha mẹ cũng có
thể yêu cầu con tự nhắc lại bằng cách hỏi: “Vậy giờ con phải làm gì
nào?” và chờ con trả lời xem con có thực sự lắng nghe hay không.
Trẻ
nhỏ rất dễ bị mất tập trung, cư xử không đúng hay quên hẳn mất lời cha
mẹ dặn – đó đều là những điều hoàn toàn bình thường. Mỗi sai lầm đều là
một cơ hội để con có thể rèn luyện tốt hơn.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Khen
ngợi con mỗi khi con nghe lời người lớn. Ví dụ như, “Cảm ơn con đã tắt
TV ngay khi mẹ vừa nhờ nhé.” Nếu con gặp khó khăn trong việc nghe lời
người khác, hãy kiên nhẫn tập luyện qua những mệnh lệnh đơn giản, chẳng
hạn “Con đưa cuốn sách đó cho mẹ nhé”, sau đó khen ngợi nhằm khuyến
khích con biết nghe lời nhiều hơn.
5. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙩𝙤̂𝙣 𝙩𝙧𝙤̣𝙣𝙜 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙜𝙞𝙖𝙣 𝙧𝙞𝙚̂𝙣𝙜 𝙩𝙪̛
Trẻ
nhỏ thường không ý thức được việc phải tôn trọng không gian riêng tư
của người khác. Các con thường cố gắng trèo lên lòng người lớn để gây sự
chú ý mà không hiểu rằng mình đang làm phiền người khác. Do vậy, biết ý
tứ tôn trọng không gian riêng tư của người khác cũng là một kỹ năng
quan trọng mà trẻ nên học.
Cha
mẹ có thể đặt ra những nội quy trong nhà nhằm khuyến khích trẻ biết tôn
trọng không gian riêng tư của người khác. Ví dụ như “Gõ cửa trước khi
mở” hay “Không chọc ghẹo người khác” đều là những nội quy đơn giản mà
hữu hiệu.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Dạy
con biết đứng một khoảng cách xa vừa đủ, như chiều dài một cánh tay,
khi người khác đang nói chuyện. Khi đang đứng xếp hàng, nhắc nhở con
đừng đứng quá gần người khác cũng như cố gắng để yên tay chân để tránh
làm phiền người trước mặt. Cha mẹ cũng có thể đặt ra những tình huống
giả lập để giúp con hình dung được thế nào là giữ khoảng cách riêng tư
với người khác.
6. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙣𝙝𝙞̀𝙣 𝙫𝙖̀𝙤 𝙢𝙖̆́𝙩 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙠𝙝𝙖́𝙘 𝙠𝙝𝙞 𝙩𝙧𝙤̀ 𝙘𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣
Trao
đổi bằng ánh mắt cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp. Một số
đứa trẻ không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Con
có thể ngại và thích nhìn xuống dưới đất hay nhìn qua chỗ khác khi đang
giao tiếp với người khác, hoặc có thể cũng đơn gian vì con không chú ý.
Do vậy, cha mẹ nên nhấn mạnh rằng nhìn vào mắt người khác là một phần
rất quan trọng trong giao tiếp.
Cha
mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở khi con quên phải nhìn vào mắt người khác,
đơn giản như :”Mình nên nhìn vào đâu khi đang nói chuyện con nhỉ?” và
tương tự, khen ngợi để khuyến khích con thực hành nhiều lần hơn.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Cha
mẹ có thể bắt đầu bằng việc hỏi xem con cảm thấy thế nào nếu có người
nói chuyện mà không nhìn thẳng vào con. Nói con thử kể chuyện cho mình
nghe trong khi bạn đang nhìn xuống trần nhà, nhắm mắt, nhìn đi chỗ khác
và hỏi xem con cảm thấy như thế nào. Sau đó thử một lần nữa, lần này
nhìn thẳng vào mắt con khi con đang trò chuyện. Nhờ vậy, con sẽ tự mình
trải nghiệm và hiểu được tầm quan trọng của việc nhìn thẳng vào người
khác khi giao tiếp.
7. 𝘽𝙞𝙚̂́𝙩 𝙥𝙝𝙚́𝙥 𝙡𝙞̣𝙘𝙝 𝙨𝙪̛̣
Nói
cảm ơn, “ạ” hay “vui lòng”, và biết phép lịch sự khi ngồi trên bàn ăn
đều là những nguyên tắc cơ bản mà trẻ cần biết để giúp con nhận được sự
chú ý. Giáo viên, phụ huynh và những đứa trẻ khác đều sẽ tôn trọng một
đứa trẻ biết phép lịch sự. Dĩ nhiên, dạy con phép lịch sự vốn không phải
là điều dễ dàng đối với cha mẹ. Dù cố gắng dạy con theo phương pháp nhỏ
nhẹ hay gào thét, vẫn sẽ có lúc con cư xử không đúng phép.
Trẻ
cần học cách giữ phép lịch sự để thể hiện con được giáo dục tốt, biết
điều và biết tôn trọng người khác – đặc biệt là khi ở trường, ở nơi công
cộng hay ở nhà người khác.
𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼
Cha
mẹ nên là những người đầu tiên noi gương cho con về phép lịch sự. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc hãy thường xuyên nói “Không, cảm ơn” và
“Vâng, xin vui lòng” trước mặt con mỗi ngày, khi giao tiếp với tất cả
mọi người. Nhắc nhở con nếu con quên mất phép lịch sự cũng như khen ngợi
nếu con cư xử đúng mực với những người xung quanh.
Kỹ
năng xã hội không phải là thứ con tự nhiên sinh ra đã có hay không có.
Đó là những kỹ năng cần được rèn luyện trong suốt quá trình con lớn lên.
Hãy tranh thủ tận dụng mọi cơ hội để uốn nắn cho con những đức tính
này. Hãy bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất và thường xuyên nhắc đi
nhắc lại để giúp con rèn giũa những kỹ năng này theo thời gian.