Khi
gia đình hiện đại hầu hết dừng lại ở 2 bạn nhỏ thì bố mẹ cũng có nhiều
thời gian và công sức quan tâm chăm sóc hơn cho con cái. Có lẽ vì con
thì ít hơn xưa, mà bố mẹ đã từng trải qua quãng thời gian thiếu thốn nên
có tâm lý muốn bù đắp, chăm sóc cặn kẽ từng li từng tí cho con. Thế
nhưng lắm khi sự cưng chiều, bảo vệ quá mức ấy tạo nên một thế hệ những
thanh niên bọc đường, dễ tổn thương khi đối mặt với va chạm, khó khăn
trong cuộc sống. Bố mẹ hãy cùng Mầm Nhỏ tham chiếu 4 hành vi của bố mẹ
tuy thương con nhưng lại làm giảm sự kiên cường của con nhé!
♥️1. KHÔNG DÁM ĐỂ CON GẶP THẤT BẠI
CÂU
CHUYỆN: Để con được vui vẻ, người bố luôn cố gắng ném bóng sao cho con
giành được chiến thắng. Nhiều lần chơi cùng nhau, cậu bé luôn nghĩ rằng
mình thực sự là ngôi sao bóng rổ thực thụ cho đến khi con tham gia vào
câu lạc bộ bóng rổ của trường. Lúc ấy cậu bé mới nhận ra mình chơi bóng
tệ hơn bản thân nghĩ rất nhiều. Và cậu bé thực sự rất buồn, muốn từ bỏ
chơi bóng rổ ngay lập tức.
⭐VẤN
ĐỀ ĐẶT RA: Làm cha mẹ chẳng ai nỡ lòng nào chứng kiến con cái mình gặp
thất bại trong cuộc sống. Không chỉ bởi thương con mà nhiều khi chúng ta
nghĩ rằng, trẻ gặp thất bại quá sớm sẽ làm các bạn nhỏ bị tổn thương
lòng tự trọng, ủ dột. Nhưng lòng tự trọng chân chính chỉ được mài giũa
qua sự kiên trì, bền bỉ vượt qua thất bại và cả thất vọng, đó là sự
trưởng thành mạnh mẽ nhất.
Tâm
lý bao bọc con quá mức còn xuất hiện ở môi trường học đường. Nếu trước
đây mỗi khi học sinh lười học hay mắc lỗi đều bị khiển trách dưới sự
đồng thuận giữa nhà trường và gia đình, thì nay có rất nhiều phụ huynh
luôn cho rằng con mình đúng đắn, sai phạm nằm ở phía nhà trường hay
chương trình học quá nặng. Nhưng cuộc sống xã hội sau này của con chắc
chắn sẽ không có nhiều giấy khen và lời động viên đường mật như bố mẹ
muốn đâu.
☘THAY ĐỔI RA SAO?
-
Chúng ta cần chấp nhận thực tế rằng sự luyện rèn tính cách, niềm tin và
khả năng đứng dậy từ vấp ngã thường được phát triển sau những thất
bại.
- Hãy ngồi cùng con để xác định cơ hội thành
công hoặc rủi ro, thậm chí là thất bại hoàn toàn khi con tham gia một
hoạt động nào đó như thể thao, sở thích, học tập…
- Không can thiệp khi con gặp thất bại trừ những lời động viên!
Hãy
để con tự xây dựng “sức đề kháng” tinh thần cho mình khi gặp những tổn
thương nho nhỏ, để rồi con hiểu rằng bản thân mình có thể vượt qua nó và
chuẩn bị cho những tổn thương lớn hơn tỉ lệ thuận với sự trưởng thành
của con.
♥️2. XOA DỊU NỖI BUỒN CỦA CON BẰNG MỌI GIÁ
CÂU
CHUYỆN: Khi bắt đầu vào cấp 2, hầu hết những cô con gái đang trong giai
đoạn phát triển dở dang nên chưa thể xinh đẹp. Khi trường có buổi lễ
hội prom, các cô gái bắt đầu chờ đợi các nam sinh mời đi khiêu vũ nhưng
chẳng có người bạn nào ngỏ lời khiến những cô gái rất buồn. Một số phụ
huynh bắt đầu can thiệp bằng cách gọi điện cho những phụ huynh nam sinh
khác nhờ vả, thậm chí đề nghị tặng quà cho các bạn trai ấy để con gái
mình được bạn nam mời đến buổi khiêu vũ.
⭐VẤN
ĐỀ ĐẶT RA: Nhiều bố mẹ tin rằng chỉ cần mình cố gắng, chuẩn bị kế hoạch
chu đáo thì có thể gạt bỏ tất cả tổn thương, buồn đau ra khỏi cuộc sống
con cái. Họ còn lầm tưởng rằng đó là cách mình an ủi con. Nhưng rồi
cuộc sống trưởng thành sau này ẩn chứa nhiều rắc rối khó tránh, chẳng lẽ
bố mẹ sẽ kè kè bên cạnh để giúp con gạt hết tổn thương này đến nỗi buồn
khác, hay là chuẩn bị cho con cách để tự phục hồi và đứng lên sau những
tổn thương đó?
☘THAY ĐỔI
RA SAO? Nỗi buồn đau không xấu xí như bố mẹ nghĩ đâu, mà đó chính là
những bài học thiết thực nhất giúp con tránh được các tình huống tương
tự trong tương lai đấy. Quay lại câu chuyện trên, những bố mẹ thực sự
muốn giúp con sẽ về họ đã từng “quê lúa” thế nào trong những năm cấp 2
và ngoại hình đã thay đổi ra sao; rồi gợi ý rằng con có thể đi cùng
những người bạn gái khác cũng không được mời để đến buổi khiêu vũ.
Vậy
thay vì can thiệp giúp con xóa bỏ mọi buồn đau, tổn thương thì người
làm bố mẹ cần chia sẻ với con, đưa ra những gợi ý về cách giải quyết
khác và quan trọng nhất là trao quyền để con cái có thể tự đối phó và xử
lý các vấn đề của mình. Đừng quên động viên con hãy biết bằng lòng với
những gì mình đang có nhé!
♥️3. COI “HẠNH PHÚC” LÀ ĐÍCH ĐẾN DUY NHẤT
CÂU
CHUYỆN: Bạn thân của con ở lớp đã chuyển trường khiến con rất buồn.
Giờ ra chơi con cũng chỉ ngồi một chỗ buồn lặng. Lúc này, bố mẹ rất dễ
sa đà vào việc giúp con làm thế nào để cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn
trong khoảng thời gian ra chơi ấy như đưa cho con thêm đồ chơi hay sách
truyện để mang tới lớp chơi.
⭐VẤN
ĐỀ ĐẶT RA: Chúng ta đang sống ở thời đại có chút khác biệt với những
năm tháng đã dạy chúng ta trưởng thành: Đó là “phải hạnh phúc hoàn hảo”
trở thành nhiệm vụ tối cao, trong khi niềm vui cần được cóp nhặt trên
quãng đường trưởng thành, đứng dậy sau thất bại chứ không hề là đích đến
của bất cứ điều gì.
☘THAY
ĐỔI RA SAO? Quay trở lại câu chuyện phía trên, cậu bé không thể tìm lại
người bạn cũ đã chuyển trường, dù đó là niềm hạnh phúc hoàn hảo mà cậu
muốn. Tuy nhiên cậu đã chấp nhận thay đổi bản thân, tham gia thêm các
hoạt động ngoại khóa khác để có những người bạn mới, phát triển năng
khiếu bản thân, đó mới chính là hạnh phúc.
Thay vì
theo đuổi hai chữ “hạnh phúc” một cách ích kỷ, chúng ta nên hướng con
cái đến những điều ý nghĩa hơn trong quá trình trưởng thành như cho đi,
nhận lại, chia sẻ, hy sinh… Đó mới là cảm xúc thực!
♥️4. GIÚP CON TRÁNH MỌI ÁP LỰC CUỘC SỐNG
CÂU
CHUYỆN: Nhiều gia đình có điều kiện lựa chọn phương pháp tự học ở nhà
cùng gia sư, thuê chuyên gia đến chơi cùng con để tránh cho bọn trẻ phải
va chạm, xung đột với các mối quan hệ khác.
⭐VẤN
ĐỀ ĐẶT RA: Nhiều bố mẹ tìm cách loại bỏ tất cả xung đột, va chạm mà con
có thể gặp phải trong quá trình trưởng thành như tránh cho con chơi hay
tiếp xúc với những người bạn khác nhau, tránh phải dự các kỳ thi hay
bài kiểm tra quá nhiều.
Tuy
nhiên, môi trường xã hội hay môi trường tự nhiên đều cần có đấu tranh
để trưởng thành hay sinh tồn. Việc đối mặt và vượt qua nghịch cảnh ngay
từ những bước đầu tiên trong quá trình trưởng thành sẽ dần hình thành,
xây dựng bản tính mạnh mẽ, kiên cường để xử lý những vấn đề to tát hơn
sau này. Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình không bị quá nhiều áp lực hay
xích mích, nhưng việc có một thời niên thiếu quá suôn sẻ sẽ khiến con
dễ dàng gục ngã và đổ vỡ ở những va chạm xích mích sau này.
☘THAY
ĐỔI RA SAO? Nhiều khi bố mẹ gặp quá nhiều vất vả trong cuộc sống nên
hay có tâm lý trải thảm cho con cái lớn lên. Nhưng đến một lúc nào đó,
chiếc thảm hoa hồng kết thúc thì con cái khó có thể đi một mình khi
chẳng có bất kỳ kĩ năng nào giải quyết vấn đề. Chúng ta cần khuyến khích
họ vượt qua những nghịch cảnh đó và cùng con vạch ra kế hoạch khuất
phục như các môn thể thao, kỳ thi, mối quan hệ đổ vỡ bạn bè...