𝐻𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑖́𝑡 đ𝑢̛́𝑎 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜̉𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝, 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑚 𝑐ℎ𝑖́ 𝑠𝑜̛̣ 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝. 𝐺𝑖𝑎𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑏𝑜̂̀𝑖 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐, ℎ𝑜̛𝑛 𝑛𝑢̛̃𝑎 𝑛𝑒̂𝑛 𝑏𝑜̂̀𝑖 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑡𝑢̛̀ 𝑛ℎ𝑜̉.
𝟭. 𝗧𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼 𝗹𝗮̀ 𝗸𝘆̃ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮𝗼 𝘁𝗶𝗲̂́𝗽?
Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Chúng ta thường được biết đến là một “mắt xích” của xã hội, cho nên, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh để thấu hiểu và tạo dựng các mối quan hệ của mình.
Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc,…Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt,… Vì vậy, giao tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển.
Việc dạy trẻ kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá tính của bản thân; kết nối hiệu quả với mọi người xung quanh…
𝟮. 𝗩𝗮̣̂𝘆 𝘁𝗵𝗶̀ 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝗯𝗼̂̀𝗶 𝗱𝘂̛𝗼̛̃𝗻𝗴 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗹𝘂̛̣𝗰 𝗴𝗶𝗮𝗼 𝘁𝗶𝗲̂́𝗽 𝗰𝘂̉𝗮 𝘁𝗿𝗲̉ 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
🙆♀️ Khích lệ trẻ tham gia các cuộc thi
Tham gia thi đấu là hoạt động tập thể trực tiếp tiếp xúc và cạnh tranh với người khác. Cho dù là các môn cờ hay các môn bóng, cho dù là thi chạy hay nhảy cao, nhảy xa,…thì đều là những hoạt động cần có hai người trở lên mới có thể tiến hành. Điều quan trọng hơn là hoạt động thi đấu cần trí tuệ và sức mạnh, cũng cần cả lòng can đảm nữa. Lòng can đảm này chính là yếu tố phải có trong giao tiếp. Khích lệ trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thi đấu khác nhau sẽ giúp cải thiện thể chất, tăng thêm hứng thú và nâng cao năng lực giao tiếp của trẻ. Một khi trẻ thích thi đấu sẽ chủ động tìm kiếm đối thủ. Sự tìm kiếm này chính là giao tiếp, mà đối thủ phù hợp thường là bạn bè của trẻ.
🙋 Tập cho trẻ chủ động
Tập cho trẻ có tính chủ động là một trong những cách để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Với cách này, bố mẹ nên tỏ vẻ cố quên một điều gì đó sau khi con bạn đã quen với nếp sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như đến giờ ăn cơm, có thể giả vờ quên bát hoặc đũa để trẻ chủ động đi lấy.
🏃♂️ Thường xuyên cùng trẻ đi chơi
Tận dụng ngày nghỉ cùng trẻ ra ngoài hòa mình vào thiên nhiên, cộng đồng để có thể tăng cường kiến thức, phát triển tính cách của trẻ, cũng có thể bồi dưỡng hứng thú, mở rộng trái tim trẻ. Du lịch là một hoạt động mở, giao tiếp cũng có tính mở, hai việc này tương thông với nhau.
💵 Cho trẻ tự mua đồ
Có thể căn cứ vào độ tuổi của trẻ, cho trẻ tự mua những món đồ nhỏ. Tám, chín tuổi vẫn còn nhỏ, có thể cho trẻ mua tương, dầu, mắm, muối; trẻ mười bốn, mười lăm tuổi đã lớn hơn, có thể cho trẻ mua cá, thịt, rau, gạo,…cũng có thể cho trẻ mua giày, tất, găng tay trẻ tự dùng; báo cũ, quần áo cũ, vỏ lon trong nhà có thể cho trẻ mang bán đồng nát. Giao dịch mua bán là một trường hợp giao tiếp đặc biệt. Trong cuộc giap dịch, trẻ có thể tiếp xúc với đủ các kiểu người, làm phong phú đối tượng giao tiếp và giúp trẻ hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về con người, từ đó nâng cao năng lực giao tiếp. Do thiếu kinh nghiệm, lần đầu giao dịch trẻ có thể sẽ bị thiệt hoặc có điều sai sót, cha mẹ đừng trách mắng trẻ gay gắt về chuyện này để tránh ảnh hưởng đến lòng tin của trẻ.
💬 Rèn luyện năng lực nói chuyện của trẻ
Có người nói “Nói chuyện là tấm vé bước vào đời sống xã hội”. Cốt lõi của năng lực giao tiếp là nói chuyện, vì hình thức trực tiếp nhất của giao tiếp là “nói”, không biết nói, nói không hay, giao tiếp bằng cách nào? Nói giỏi, nói chuyện khéo, đối đáp duyên, khả năng giao tiếp thành công tất nhiên sẽ cao. Cha mẹ có thể thường xuyên ra một số câu hỏi biện luận mang tính chất mở và tranh luận với trẻ; cũng có thể cố tình đưa ra một số quan điểm không chính xác hoặc phiến diện, để trẻ phản bác bằng lí lẽ; cũng có thể chỉ ra các lỗi sai trong cách nói năng bình thường của trẻ; giúp trẻ nhận thức được điều đó. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ tham gia các cuộc thi hùng biện, tích cực phát biểu trong giờ học hoặc trong cuộc họp.
Trẻ không sống trong chuyện cổ tích, nếu cha mẹ cho rằng trẻ chỉ cần học văn hóa chứ không cần học các tri thức xã hội, ngược lại sẽ gây tổn thương cho cuộc đời trẻ. Vì nếu trở thành một con mọt sách không có năng lực sinh tồn, khi bước vào xã hội trẻ sẽ hoang mang bối rối, làm gì cũng khó khăn. Thế nên, ngoài cho trẻ phẩm cách tốt đẹp và một nền giáo dục tốt ra, cha mẹ cũng đừng quên bồi dưỡng năng lực giao tiếp của trẻ, hướng dẫn trẻ các kỹ năng sinh tồn, giúp trẻ hòa nhập vào xã hội.
Khiến trẻ nhận thức được ngay từ nhỏ rằng: người giỏi giao tiếp sẽ luôn có cơ hội thành công trong mọi việc, người không giỏi giao tiếp thường dễ gặp trở ngại, dẫn đến việc khó có thể hoàn thành được mọi việc như mong muốn. Để trẻ có thể chung sống hòa thuận với người khác, để trẻ trở thành người có nhiều bạn bè, được mọi người yêu quý, cha mẹ phải bồi dưỡng cho trẻ các phẩm chất: thân thiện, hợp tác, phóng kháng, cởi mở, công bằng, lịch sự, tự trọng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức,…Những phẩm chất đặc biệt này có thể coi là quy tắc khi tiếp xúc, giao lưu với người khác, từ đó xác định được phương thức giao tiếp.