Ngay từ lúc mới sinh, những em bé đã là những “nhà nghiên cứu”, thích khám phá thế giới xung quanh mình, chẳng hạn như:
Một em bé sơ sinh theo dõi âm thanh, khuôn mặt và các vật thể thú vị bằng mắt.
Một em bé 8 tháng tuổi lắc cái lúc lắc trong tay và sau đó bỏ vào miệng để xem nó như thế nào.
Một em bé 1 tuổi rưỡi đã khệ nệ cầm ghế để sau đó đứng lên và lấy điện thoại ở trên kệ - một món đồ chơi yêu thích của bé.
Một đứa trẻ 2 tuổi giả vờ mình là một người nấu ăn và tập nấu bằng chính bộ đồ chơi mà mình có.
Theo
một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội khoa học Tâm lý (Association
for Psychological Science), sự ham học hỏi góp một phần lớn vào kết quả
học tập. Ví dụ, khi bạn tò mò về những loài động vật, bạn sẽ tìm hiểu
chúng qua sách báo, mạng internet hay tất cả những nguồn mình có.
Tò
mò, ham học hỏi chính là sự thúc đẩy chúng ta tìm hiểu những điều mới.
Đó là lý do tại sao nó lại cần thiết trong giáo dục. Khi trưởng thành,
có nhiều cách để kích thích chúng ta tò mò nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta
duy trì nó ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nhưng phát triển khả năng này ở trẻ
sẽ không thể thiếu được sự hỗ trợ của các ông bố bà mẹ, vậy nên bố mẹ
xem mình có bỏ qua những cách khuyến khích nào dưới đây không nhé!
1. THỈNH THOẢNG THAY ĐỔI THÓI QUEN CỦA CON MỘT CHÚT
Mặc
dù chúng ta vốn biết rằng thói quen hằng ngày là quan trọng với trẻ
nhưng thỉnh thoảng thay đổi một chút nhỏ có thể kích thích sự tò mò,
khám phá của con. Chẳng hạn như bằng việc thay đổi như thay đổi sữa tắm
con dùng hàng ngày, bạn có thể để con trải nghiệm về màu sắc, mùi hương
hoặc kết cấu của sản phẩm như đặc loãng, ít bọt hay nhiều bọt … và từ đó
để xem con thích cái nào hơn.
2. TẠO CHO CON MỘT SỰ BẤT NGỜ
Những
sự bất ngờ tích cực có thể làm tăng hứng thú của trẻ. Bạn có thể để lời
chúc mừng sinh nhật của con vào dưới gối hoặc tổ chức một cuộc “truy
tìm kho báu” ở trong nhà vào thời gian rảnh hoặc có một món ăn mới được
xuất hiện trong bữa tối nhưng lại không nói gì để cho con được bất ngờ.
3. KỂ CHO CON NGHE NHỮNG CÂU CHUYỆN VỚI KẾT THÚC MỞ
Đọc
cho con một câu chuyện trước giờ đi ngủ là một thói quen tốt để giúp
con đi ngủ đúng giờ. Tuy nhiên, nếu mình luôn luôn đọc những câu chuyện
giống nhau có thể gây cho trẻ sự buồn chán. Để mọi thứ được trở nên thú
vị hơn, bạn có thể kể cho con nghe câu chuyện với kết thúc mở để con có
thể vận dụng trí tưởng tượng của mình để kết thúc câu chuyện.
4. CHUẨN BỊ TINH THẦN CHO NHỮNG CÂU HỎI CỦA CON
Trẻ
nhỏ thường liên tục đặt những câu hỏi và đôi khi những câu hỏi ấy thật
hóc búa. Và để có thể cho con một sự hỗ trợ tốt nhất, nhiều khi mình
cũng cần biết là tại sao con lại hỏi những câu hỏi đó. Ví dụ, khi con
hỏi bạn: “Vì sao bố mẹ phải đi làm?”. Bạn có thể hỏi lại con để biết
được lý do cho câu hỏi ấy thay vì bạn kể con nghe một loạt lý do. Con có
thể nói cho bạn biết là con muốn bạn dành nhiều thời gian hơn cho con.
Khi mình hiểu rõ được mong muốn của con, mình mới có thể giúp con trả
lời được những khúc mắc thật sự.
5. KHUYẾN KHÍCH CON ĐẶT THÊM CÂU HỎI, THẬM CHÍ NHIỀU HƠN
Sự
tò mò sẽ kéo theo sự tò mò lớn hơn và muốn được biết nhiều hơn. Khi con
đặt cho bạn một câu hỏi như: “Vì sao trời lại mưa?” Bạn có thể cùng con
tìm hiểu và trả lời câu hỏi này. Sau đó, bạn có thể đề cập thêm đến chủ
đề có liên quan là các trạng thái của nước chẳng hạn mà không cần giải
thích chi tiết. Nếu con hứng thú, con có thể chủ động hỏi thêm. Điều này
cũng giống như việc, nếu chúng ta không biết gì về nó, chúng ta sẽ
không tò mò, nhưng nếu biết dù chỉ một ít thì sự tò mò ấy có thể nổi lên
và khuyến khích mình tìm hiểu nhiều hơn.
6. MÌNH CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI ĐẶT CÂU HỎI
Bằng
việc đặt câu hỏi cho con, bạn sẽ khiến cho não bộ của con phải suy
nghĩ, tìm hiểu và mình cũng đừng quên lắng nghe những câu trả lời thú vị
của con. Một số câu hỏi gợi ý bạn có thể tham khảo là:
“Con nghĩ con có phải là một người bạn tốt không?”
“Con yêu thích nơi nào ở trên thế giới?”
“Nếu con có thể tạo ra một thứ gì đó mà khiến cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Con nghĩ nó sẽ là gì?”
“Nếu con có siêu năng lực, con nghĩ nó sẽ là gì?”
“Nếu con có đất nước của riêng mình, con sẽ đặt tên cho nó là gì?”
7. ĐỂ CON CÓ CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU MỚI BẰNG VIỆC ĐẾN MỘT NƠI MỚI
Khám
phá những văn hóa mới là một cách hay để học hỏi. Trẻ có thể học thêm
kiến thức khi ăn những món ăn mới, đến những vùng đất mới để được tiếp
xúc với những con người mới, tập quán mới… Hoặc nếu không có điều kiện
để đi lại như vậy, con vẫn có thể tìm hiểu thông qua sách báo, những
chương trình trên TV, internet… Điều này giúp con mở mang đầu óc và tạo
dựng cho mình sự khám phá không giới hạn.
8. KHUYẾN KHÍCH CON HỌC NHẠC
Có
lẽ bạn cũng đã từng nghĩ đến việc sẽ thật tốt nếu cho con học cách chơi
một loại nhạc cụ nhưng có lẽ có những lý do sâu xa cho hoạt động đó mà
bạn chưa biết.
Bạn có biết âm nhạc tác động đến não
bộ của bạn như thế nào không? Chúng ta thường có khuynh hướng sử dụng
não phải hoặc não trái nhiều hơn bên còn lại nhưng những người học nhạc
có xu hướng sử dụng não bộ một cách toàn diện, điều này giúp cho họ có
khả năng tư duy, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và sáng tạo hơn.
9. TÌM HIỂU SỞ THÍCH, MỐI QUAN TÂM CỦA CON THÔNG QUA QUAN SÁT
Tất
cả chúng ta đều có những sở thích khác nhau và có những bằng chứng cho
thấy rằng chúng ta chỉ có khuynh hướng học những điều mới khi chúng ta
có sự thích thú với nó. Là một ông bố, bà mẹ, bạn có thể quan sát xem
con của mình thích gì, vì vậy hãy tập trung vào việc khuyến khích sự tò
mò của bé đối với lĩnh vực kiến thức mà con quan tâm.
10. ĐỂ CON ĐƯỢC LÀ TRẺ CON
Là
một ông bố bà mẹ, thỉnh thoảng thật là khó để để con được làm những gì
mình muốn. Nhưng miễn là những mong muốn của con không có nguy cơ hay
nguy hiểm thì tốt hơn hết chúng ta nên để con khám phá thế giới theo
cách riêng của mình. Chẳng hạn như những em bé mới biết thường muốn tự
mình làm mọi thứ, miễn là con không cho tay sờ ổ điện, nghịch nước nóng…
những thứ sẽ làm con bị đau thì bạn có thể để cho bé thử. Với những trẻ
lớn hơn, khi bạn nói: “Không phải làm như vậy đâu?” có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến sự tò mò, tìm hiểu của bé. Vì sẽ có lúc chúng ta cần để con
mắc lỗi và học cách làm từ chính những gì mình đã mắc.