⏱ Chúng ta đều biết rằng tính kiên trì là đức tính quan trọng trong việc phát triển của trẻ hiện tại (học tập, sinh hoạt) và ngay cả trong tương lai (công việc, sự nghiệp). Vì vậy, việc các bạn rèn luyện tính kiên trì cho trẻ ngay khi còn nhỏ chính là công việc cấp thiết.
💦 💦BIỂU HIỆN CỦA TRẺ KHÔNG KIÊN NHẪN, THIẾU TẬP TRUNG
☑️ Khi vẽ hoặc tô màu một bức tranh, tô nửa chừng thì cảm thấy chán và bỏ cuộc. Mặc dù lúc đầu rất hứng khởi. Tương tự như khi tập múa hay bất kỳ một môn năng khiếu khác như đàn, hát, võ vẽ…
☑️ Ăn cơm mặc dù chưa no nhưng cảm thấy khó chịu bởi mãi chưa ăn hết một bát hay thức ăn trong bát chưa ăn hết đã vội đòi ăn món khác.
☑️ Không làm một việc gì đến cùng như quét nhà thì được một nửa thì bỏ, giúp mẹ nhặt rau thì được hai ba cọng rau thì bỏ luôn.
☑️ Đi chơi cần xếp hàng là liền bỏ cuộc và cảm thấy khó chịu, thậm chí tranh giành vị trí với các bạn khác.
☑️ Lúc học bài liền bỏ cuộc khi gặp bài tập khó.
☑️ Không thể đọc hết một quyển sách
☑️ Thậm chí không chỉ trong những giờ học ở nhà. Trên lớp học, trẻ thiếu tập trung thường thích trêu bạn, nghịch bút, vẽ bậy ra vở hay nằm dài trên bàn.
💦 💦 NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI VIỆC TRẺ KHÔNG KIÊN NHẪN, MẤT TẬP TRUNG
Không tập trung, dễ phân tâm là đặc điểm của hầu hết trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì thời gian tập trung sự chú ý càng ngắn. Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi mất tập trung trong một khoảng thời gian dài hơn 13 phút là chuyện hết sức bình thường.
Tuy nhiên, nếu ngay cả trong một khoảng thời gian rất ngắn trẻ cũng không tập trung được hoặc con của bạn đang ở độ tuổi 6 – 10 mà sự tập trung của bé cũng không hề được cải thiện chút nào so với giai đoạn trước, hãy xem xét đến những nguyên nhân dưới đây:
🌻 Do chỉ số vượt khó của trẻ thấp, tuy nhiên điều này có thể cải thiện: Chỉ số vượt khó AQ của mỗi trẻ là khác nhau, có bạn có chỉ số vượt khó rất cao, luôn hướng tới mục tiêu và có thể tập trung để đạt được mục tiêu đó bằng mọi cách. Ngược lại trẻ có chỉ số vượt khó thấp sẽ rất dễ bỏ cuộc, hay nhàm chán và thiếu động lực. Tuy nhiên điều này có thể cải thiện bằng sự kiên trì và áp dụng đúng giải pháp.
🌻Do cách giáo dục của bố mẹ: Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đến từ phương pháp dạy con của nhiều bậc phụ huynh đó là:
☑️ Tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ: vừa ăn vừa chạy chơi, vừa ăn vừa xem tivi, vừa viết bài vừa ăn vặt hay nói chuyện…
☑️ Đặt tiêu chuẩn cao cho con, thường chỉ nhìn vào những điều con không làm được mà không nhìn vào sự cố gắng của con để cổ vũ.
☑️ Không tạo cảm hứng cho con thay vì sự ép buộc nhàm chán.
VD: Cho con đọc những quyển sách mà con yêu thích thay vì một quyển sách dày cộp toàn chữ và kiến thức. Tạo thói quen đọc sách cho trẻ dần dần; cho con học môn năng khiếu là thế mạnh của trẻ,..
☑️ Không có lịch trình phù hợp cho con.
VD: Từ 8h tối – 8h30 con sẽ học môn toán, nghỉ 5 phút con sẽ được ăn nhẹ…Và xen giữa lịch học luôn có lịch vui chơi giải trí phù hợp. Con không nhớ lịch mẹ có thể nhắc, nhưng nếu con cố tình không tuân thủ thì sẽ có hình phạt cụ thể.
☑️ Không áp dụng nguyên tắc rõ ràng với con.
VD: Muốn chơi con phải xếp hàng nêú con không xếp hàng con sẽ không được chơi, Con không được phép bỏ thừa đồ ăn, nếu không ăn hết thức ăn đó con sẽ không được chuyển món và lưu ý là nên lấy mỗi lần một ít thức ăn cho bé thôi tránh sự chán ăn…
🌻 Một số nguyên nhân khác như:
☑️ Chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt
☑️ Không được ngủ đủ giấc
☑️ Không gian hoạt động gây xao nhãng
💦 💦 GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN NHẪN
🌺 Chia nhỏ nhiệm vụ, giúp con từng bước đạt được mục tiêu
Khi thấy con gặp khó khăn trong việc hoàn thành một nhiệm vụ nào. Hãy gợi ý con chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu ra để con có thể dễ dàng đạt được chút thành tựu nho nhỏ ở những phần công việc có độ khó thấp. Sau đó, khích lệ con tiếp tục thực hiện những công việc có độ khó cao hơn theo cấp độ tăng dần. Điều này là cần thiết để tạo sự tự tin, động lực và niềm vui cho con khi từng bước chinh phục thử thách.
🌺 Bồi dưỡng tính tập trung bắt đầu từ việc trẻ có hứng thú
Chỉ khi làm những việc mình có hứng thú thì trẻ mới có thể chuyên tâm và tập trung chú ý. Do đó, bồi dưỡng tính tập trung cần bắt đầu từ việc trẻ cảm thấy hứng thú
🌺 Lặp đi lặp lại để tăng cường sức chú ý của trẻ
Cho trẻ làm việc gì đó trong thời gian dài có ý nghĩa to lớn đối với khả năng chú ý của chúng trong tương lai. Ví dụ như, trẻ rất thích nghe kể chuyện, kể lại nhiều lần một câu chuyện có thể bồi dưỡng tính tập trung và kỹ năng lắng nghe cho trẻ.
🌺 Rèn luyện tính tập trung cho trẻ bằng trò chơi
Có rất nhiều trò chơi giúp rèn luyện tính tập trung ở trẻ như: Chơi ghép hình, chơi tưởng tượng hình khối, chơi quan sát tranh,…
Đơn giản nhất bạn có thể cho con chơi trò chơi “tìm lại đồ vật đã mất”. Cách chơi là cha mẹ và con cùng bày lên bàn một vài món đồ chơi, dạy trẻ đếm số lượng đồ chơi, gợi ý trẻ gọi ra tên các loại đồ chơi, ghi nhớ chủng loại của nó. Sau đó, nhân lúc trẻ không chú ý, cha mẹ lấy đi một hoặc vài thứ, rồi hỏi con “đồ vật nào không còn ở trên bàn nữa rồi?”. Câu hỏi này sẽ giúp trẻ tập trung hồi tưởng, quan sát, tìm kiếm.
Trò chơi này rất đơn giản, linh hoạt và thực tế.
🌺 Bố mẹ làm gương cho con và con cùng rèn luyện tính kiên trì.
Không sốt ruột hộ con về kết quả. Không giục giã, cáu gắt, chê bai khi con chưa đạt được kết quả. Hãy cho con cơ hội, thời gian để tự xoay xở, thử các cách khác nhau. Quá trình tự vật lộn, xoay xở đó chính là cách con học và thưởng thức việc học. Bố mẹ cần tôn trọng quyền lợi đó của con và chỉ giữ vai trò là người khích lệ, ghi nhận kịp thời và đúng cách."