1. Định nghĩa:
Cận thị học đường là tật cận thị mắc phải do quá trình học tập. Loại cận thị này đơn thuần và lành tính không có tổn thương ở các tổ chức, nếu phát hiện sớm và điều chỉnh kính kịp thời sẽ mang lại kết quả cao.
2. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây chỉ đề cập đến nguyên nhân trong trường học là:
Ngồi học không đúng tư thế ( cúi gằm, nhìn gần)
Bàn ghế có kích thước không phù hợp với lứa tuổi, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở
Thiếu ánh sáng khi đọc viết
Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
Đọc sách, đọc chuyện nhiều giờ liền, sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi điện tử quá mức... khiến mắt phải điều tiết nhiểu không được nghỉ ngơi.
3. Triệu chứng:
Triệu chứng thông thường nhất là nhìn xa không rõ như nhìn không rõ chữ trên bảng.
Luôn có khuynh hướng chúi đầu về phía trước.
Học sinh bị cận thị hay nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở xa, hay đau đầu nhức mắt sau mỗi giờ học.
Khi đọc sách, viết phải nhìn gần : xem ti vi phải ngồi sát màn hình mới nhìn rõ hình ảnh.
4. Phòng bệnh cận thị học đường:
Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, ánh sáng được chiếu từ trái qua phải, không được chiếu thẳng vào mắt.
Tư thế ngồi học, khi viết phải giữ khoảng cách từ mắt tới vở là 30-35cm.
Bàn ghế phải đúng quy cách, có kích thước phù hợp: đối với học sinh tiểu học thì hiệu số chiều cao của bàn trừ đi chiều cao của ghế là 20cm.
Học sinh tiểu học cần thực hiện nguyên tắc 3 thẳng: đầu thẳng, lưng thẳng, chữ viết thẳng ( không viết chữ nghiêng).
Không chơi trò chơi điện tử, vi tính, đọc truyện nhiều giờ liền.
Hàng ngày nên có thời gian ở ngoài trời ( đi dạo, chơi thể thao, lao động nhẹ)
Về dinh dưỡng: ăn uống phải đủ chất, nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều vitamin A có lợi cho thị giác như cà chua, gấc, các loại quả có màu vàng đỏ, các loại rau có màu xanh sẫm, gan động vật...