“Con đừng nghịch nữa được không?” hay “Sao mà con bướng thế nhỉ?” có lẽ là những câu nói quen thuộc của nhiều bố mẹ. Thường thì chúng ta rất ít ai thích con nghịch ngợm và bướng bỉnh, đa số đều mong con luôn luôn ngoan ngoãn và vâng lời bố mẹ.
Tuy nhiên, bố mẹ lại không biết rằng, đối với trẻ con sự bướng bỉnh và nghịch ngợm đó lại mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc trong chúng. Bởi vì những lúc như thế, con sẽ được thỏa sức làm điều mình muốn mà không bị gò bó.
Mặt khác, nghịch ngợm, nô đùa cũng là cách để trẻ học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Nó sẽ giúp trẻ phát huy được tư duy tích cực – độc lập – sáng tạo trong quá trình học tập.
Cùng với việc để trẻ vận động để khám phá thế giới xung quanh, bố mẹ có thể cho con tham gia vào các chuyến đi thực tế về miền đất xanh của LÀNG HÁO HỨC. Ở đó các con sẽ được thỏa thích nghịch ngợm., nô đùa và khám phá thiên nhiên. Cùng với đó, không gian xanh còn giúp nuôi dưỡng sự tò mò về thế giới quan cho trẻ.
Đồng thời, ở mức độ đơn giản nhất, chúng mình có thể hiểu rằng, các giác quan nhận kích thích từ môi trường xung quanh, các kích thích này được bộ não xử lý sau đó thúc đẩy vận động. Vận động và thông tin mà chúng ta tiếp nhận qua các giác quan sẽ liên tục tương tác với nhau.
ĐIỀU GÌ LẠI KÍCH THÍCH TRẺ NGHỊCH NGỢM NHIỀU NHƯ VẬY?
Đôi khi bạn đang cố gắng đọc sách cho con thật chỉn chu và nghiêm túc, nhưng có thể chỉ vài phút lơ đễnh mà cuốn sách bị gặm nham nhở hoặc bị xé tung ra mà “thủ phạm” lúc này lại đang rất khoái chí.
Thỉnh thoảng bạn bỗng thấy nhà cửa im bặt, không có tiếng chí chóe như bình thường và lập tức chột dạ tìm kiếm lũ trẻ ngay lập tức, thì nhận thấy trong xó tủ, góc giường nào đó con bạn đang đổ tung hộp sữa ra và ăn rất sung sướng.
Đôi lúc bạn bước vào phòng và nhận ra cô con gái bé bỏng của mình đang hí hửng bôi son, chuốt mascara nhem nhuốc khắp mặt mũi, thấy mẹ là hỏi mẹ "Con có xinh không?"
Vào những tình huống này, hoặc những tình huống gây “sốc” tương tự thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Phát điên và nổ tung là điều rất dễ gặp ở các phụ huynh, nhưng hãy bình tĩnh hơn để tìm hiểu vì sao bọn trẻ lại thích nghịch ngợm nhiều như vậy. Bởi lẽ, khi tìm ra nguyên nhân phía sau những hành động đó sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhanh gọn, tôn trọng và bớt căng thẳng hơn. Biết đâu đấy những điều người lớn vốn thấy là rất vô lý, rất nghịch ngợm nhưng vô cùng logic và có lý với trẻ thì sao nhỉ?
Có ít nhất 3 “động cơ” thúc đẩy những hoạt động nghịch ngợm của trẻ, cụ thể như sau:
1⃣ TRẺ HÁO HỨC BẮT CHƯỚC
Quay trở lại câu chuyện bé gái bôi son và vẽ khắp mặt, rất có thể con đang cố gắng bắt chước cho giống bạn đấy, nhưng chỉ là hành động vụng về nên lem nhem vậy thôi.
Bắt chước hành động, câu nói của cha mẹ và những người xung quanh là cách trẻ em học tập. Trẻ em đúng như những tờ giấy trắng, để tờ giấy được kín mực đòi hỏi con học hỏi và tiếp thu mọi thứ qua cuộc sống hằng ngày. Vậy nên, có thể những hành vi của bạn đã lọt vào mắt trẻ và kích thích chúng phải hành động theo.
2⃣ TRẺ CẢM THẤY TÒ MÒ
Một đứa trẻ nhìn thấy con cá nhỏ dưới suối, vì thích thú và tò mò nên bé sẽ chẳng ngại ngần mà lội xuống bắt, khi xuống dưới nước thấy nước chảy trẻ thấy thú vị và lại tiếp tục muốn khám phá.
Hay có mẹ kể cho Mầm Nhỏ câu chuyện vui về việc dạy con học, trong lúc con học về con vật, mẹ có nói với con tên của các loài động vật, chúng sống ở đâu, ăn thức ăn gì. Bé trai 2 tuổi thích nhất con cá và khá tò mò rằng vì sao mẹ luôn bảo cá phải sống dưới nước mà cá của cậu bé lại sống ở trên giường? (cá giả bằng bông). Vì vậy, ngay lập tức cậu bé mang con cá của mình ra thả vào chậu nước để cá được “sống”.
Mọi đứa trẻ đều cảm thấy tò mò về vạn vật xung quanh nên chúng quan sát, đặt câu hỏi liên tục, khám phá và đó chính là cách mà bọn trẻ học. Trí tò mò chính là động cơ để thúc đẩy trẻ thực hiện hành vi.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học Bonawitz, Schijndel, Friel và Schulz đã phát hiện ra rằng sự tò mò tự phát của trẻ em khiến chúng khám phá môi trường của chúng nhiều hơn, đặc biệt là với những điều mới mẻ.
Bạn có thể để cho bọn trẻ chạy khắp nơi và “tàn phá” một chút ngôi nhà của bạn, miễn sao trong phạm vi an toàn và sau đó nhắc nhở con cần dọn dẹp cho sạch sẽ. Đáng buồn thay, nếu bạn liên tục ngăn cản con cái của mình không được khám phá, nghịch ngợm thì sự tò mò của chúng dần dần mất đi và hào hứng cũng không còn nữa.
3⃣ TRẺ KHÔNG BIẾT CÁCH TRUYỀN ĐẠT BẰNG LỜI NÓI VỀ NHU CẦU THỂ CHẤT HOẶC TINH THẦN CỦA MÌNH
Mọi đứa trẻ đều có nhu cầu về thể chất và cảm xúc cơ bản. Vì vậy, cảm thấy an toàn, được ăn uống, ngủ nghỉ, được yêu thương là những điều cần thiết tối thiểu bạn cần làm cho con mỗi ngày.
Khi thiếu một nhu cầu cơ bản, nỗi sợ hãi dâng trào trong trẻ. Sau đó, để nỗ lực đáp ứng nhu cầu đó, chúng hành động theo suy nghĩ, đó đơn giản chỉ là cách cố gắng truyền đạt một thông tin của con.
🥰🥰 VÌ SAO NHỮNG ĐỨA TRẺ NGHỊCH NGỢM VÀ BƯỚNG BỈNH THƯỜNG CẢM THẤY HẠNH PHÚC?
Mặc dù trẻ thích vận động và nghịch ngợm đôi khi khiến bố mẹ cảm thấy mệt mỏi, nhưng thực tế điều này lại khiến cho trẻ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
TRẺ ĐỘC LẬP HƠN VÀ KHÔNG NGẠI THỂ HIỆN BẢN THÂN
Mỗi đứa trẻ có một tính cách độc đáo cũng như cách tương tác riêng với thế giới. Tuy nhiên, nếu cha mẹ liên tục cố gắng đưa trẻ vào một khuôn mẫu nhất định, chúng có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và không thể xác định mong muốn thực sự của họ. Ngược lại, những đứa trẻ nghịch ngợm không ngại thể hiện cá tính sẽ tự tin, độc lập ngay cả khi bị người khác đánh giá.
ĐÓ LÀ CÁCH TRẺ KHÁM PHÁ THẾ GIỚI MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Trẻ em sử dụng các giác quan của mình để tương tác với thế giới xung quanh: cực kỳ nhạy cảm, ồn ào và không thể giữ bình tĩnh dù chỉ một phút. Nếu cha mẹ buộc trẻ phải im lặng và không thể hiện bất kỳ sáng kiến nào, chúng sẽ mất cơ hội khám phá thế giới của chúng. Những đứa trẻ bướng bỉnh thường tò mò và trở thành những người hoàn hảo hơn khi trưởng thành vì lúc nào cũng muốn học hỏi.
TRẺ CƯ XỬ TỰ NHIÊN
Hầu hết trẻ em rất hiếu động và nghịch ngợm, đó là một phần bản chất của chúng. Họ không ngại bày tỏ cảm xúc và tận dụng tối đa những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống, mặc dù vượt quá giới hạn một chút cũng khiến bố mẹ vô cùng đau đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ em hành động một cách vui vẻ và ồn ào, điều đó có nghĩa là chúng hạnh phúc với những gì chúng có.
ÍT QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC NÓI
Những đứa trẻ bướng bỉnh thường không tìm kiếm sự đồng ý của người khác. Họ biết điều gì là tốt cho bản thân và không ngần ngại đi theo con đường mà chúng mong muốn.Trẻ biết ngay cả khi thất bại không phải là ngày tận thế và chắc chắn sẽ có giải pháp cho mọi vấn đề. Trẻ em sẽ không xấu hổ khi bị chỉ trích vì chúng biết rằng ý kiến của riêng chúng là điều quan trọng nhất
XỬ LÝ CẢM XÚC TỐT HƠN
Những đứa trẻ tinh nghịch sẽ dễ dàng kết nối các hành vi với cảm xúc và cũng có nhiều khả năng thể hiện sự trưởng thành trong hành vi và cảm xúc đó, bởi vì chúng nhận ra tầm quan trọng của nó trong cuộc sống và tôn trọng cảm xúc của người khác.
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỐT HƠN
Những đứa trẻ ngoan thường phải chịu đựng sự vâng lời và cảnh giác quá mức khi chúng lớn lên. Trong khi những đứa trẻ nghịch ngợm sẵn sàng chủ động tìm những lựa chọn khác để có thể thoát khỏi những rắc rối mà chúng đang phải đối mặt. Họ có khả năng kiểm soát căng thẳng tốt hơn và có thể dễ dàng đứng lên sau khi vấp ngã.
SÁNG TẠO HƠN
Những đứa trẻ nghịch ngợm thường có trí tưởng tượng không giới hạn và chúng khao khao được thực hiện ý tưởng của mình. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này sẽ có những cách sáng tạo để tiếp cận vấn đề, chủ động bước vào các lĩnh vực của cuộc sống và có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống. Họ không ngại thể hiện bản thân và biết rằng ý kiến của người khác sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của chúng.
Trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh có thể khiến bố mẹ không thoải mái nhưng trong phạm vi an toàn và có kỷ luật, bố mẹ hãy để con có một tuổi thơ đầy tự do, trải nghiệm, hạnh phúc nhé!